Trên con phố nhộn nhịp, một người đàn ông chống hai tay xuống đất, bò trên đường. Thỉnh thoảng, anh dừng lại để đưa cho người qua đường một tờ giấy có in hình đứa trẻ và hỏi họ có nhìn thấy con anh không.
Người đàn ông đó là Trần Thăng Khoan. Anh sinh ra cách đây 34 năm tại một ngôi làng nhỏ ở thành phố Trạm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc.
Khi còn rất nhỏ, do bệnh tật, bàn chân của anh bị biến dạng và không thể đi lại bình thường. Anh phải tập dùng tay để tạo lực và chân để hỗ trợ việc đi lại.
Năm 20 tuổi, anh vào làm việc trong một nhà máy ở thành phố Trạm Giang. Đồng lương tuy không cao nhưng cũng mang lại cho anh thu nhập ổn định.
Tại nhà máy này, Trần Thăng Khoan gặp một thiếu nữ tàn tật. Hai người yêu nhau và cùng tiến tới hôn nhân.
Ngày 15/4/2013, con trai của anh - bé Trần Chiêu Viễn chào đời. Đứa trẻ khỏe mạnh và đáng yêu khiến cả gia đình như vỡ òa trong niềm hạnh phúc.
Để đứa trẻ được chăm sóc tốt nhất, Trần Chiêu Viễn gửi con về nhà ông bà nội. Nhưng ngày 2/1/2015, đứa trẻ đột ngột biến mất.
Buổi sáng hôm đó, trời lạnh giá, bà nội của Chiêu Viễn phải lên phố làm việc nên để đứa trẻ ở nhà với ông nội.
Người ông để cháu chơi với những đứa trẻ khác trước cổng nhà. Đến 10h sáng, ông nội ra ngoài tìm thì không thấy Chiêu Viễn đâu nữa. Ông vội gọi điện cho các con đồng thời cùng người dân trong làng tỏa đi các nơi tìm.
Trần Thăng Khoan đang làm việc ở nhà máy, nghe thấy cuộc gọi vội bắt taxi về nhà. Trên đường về, anh đỏ mắt tìm con nhưng không thấy. Phía cảnh sát cũng đã vào cuộc cùng gia đình và người dân trong làng tìm kiếm Chiêu Viễn nhưng đều không thu được kết quả gì.
“Tôi đã rất tuyệt vọng và cảm thấy không còn đủ can đảm để sống tiếp nữa”, anh Trần nói, giọng run run.
Bò khắp nơi tìm con
Để có thể tìm con, Trần Thăng Khoan chi vài nghìn tệ phát thông tin trên đài truyền hình địa phương. Anh cũng dán thông báo về đứa trẻ mất tích và bò đi khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn với hy vọng có thể gặp lại con.
Khi đói, anh chỉ mua một ít lương khô để ăn cho no bụng. Khi mệt mỏi, anh nằm xuống ven đường nghỉ ngơi. Sau đó, anh lại tự động viên mình rằng, nếu không cố gắng thì sẽ không bao giờ được gặp con trai.
Trong những năm qua, anh đã đi khắp Bắc Kinh, Nam Kinh và các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông ... "Có lẽ là gần nửa Trung Quốc rồi", anh nói.
Một số lần, anh nhận được thông tin rằng có một đứa trẻ ở Thường Châu, Giang Tô trông rất giống Chiêu Viễn. Anh đã hy vọng đó là con mình nên vội lần theo địa chỉ đến nơi ở của đứa trẻ. Tuy nhiên, kết quả khiến anh phải thất vọng.
Trong những năm qua, anh đã đi khắp Bắc Kinh, Nam Kinh và các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông... để tìm con.
Hiện, anh và vợ đã có thêm một con trai và một con gái, nhưng mỗi lúc nghĩ đến chuyện Chiêu Viễn đang sống không tốt, không nhận được sự yêu thương, nước mắt anh lại rơi và anh lại bò đi tìm con.
Hai năm trở lại đây, do áp lực nuôi dạy con cái và ảnh hưởng của dịch bệnh, Trần Thăng Khoan ít ra ngoài tìm con hơn và làm việc trong nhà máy nhiều hơn. Nhưng trong lòng anh chưa lúc nào thôi nghĩ đến Chiêu Viễn.
“Đợi khi dịch lắng xuống, tôi sẽ tiếp tục đi tìm con. Tôi luôn hy vọng, một ngày nào đó, tôi có thể gặp lại đứa con thất lạc của mình”, anh xúc động nói.
Linh Giang(Theo Sina)
Bé gái bị bỏ lại trên phố 29 năm trước: Mẹ dặn tôi đứng chờ rồi đi mãi
Đêm đó, một mình Hải Phong đứng ngoài đường nhìn dòng người qua lại mà khiếp sợ, khóc thét.
" alt="Con trai 2 tuổi bị bắt cóc, bố bò trên đường tìm suốt 7 năm" />Con trai 2 tuổi bị bắt cóc, bố bò trên đường tìm suốt 7 năm
Ông Nguyễn Phan Khuê - Tổng Biên tập báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phát biểu tổng kết cuộc thi
Tại vòng Sơ chế (diễn ra từ 25/10 - 6/12), đã có hơn 700 bài dự thi ảnh được gửi về chương trình với đa dạng món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng vùng miền. 20 thí sinh xuất sắc nhất của vòng Sơ chế đã được BGK lựa chọn để tiếp tục chinh phục vòng Trải nghiệm (diễn ra từ 7 - 14/12). Tại vòng này, các gia đình sẽ quay video quá trình thực hiện món ăn và cùng nhau chia sẻ các câu chuyện về dinh dưỡng. Không chỉ mang đến niềm vui trong tình hình đặc biệt, các bạn nhỏ còn trưởng thành hơn sau mỗi lần vào bếp cùng bố mẹ.
Vượt qua những thử thách của chương tình, 2 thí sinh Lê Minh Vũ (trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội) và em Nguyễn Hoàng Lâm (trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội) đã xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi “Em cùng mẹ vào bếp 2021”.
Đại diện BTC cuộc thi chia sẻ: “Dù còn nhỏ tuổi, nhưng những gì mà các em thể hiện đã được BGK cũng như khán giả đánh giá rất cao. Phần thưởng này hoàn toàn xứng đáng với những gì mà các em đã cố gắng”.
Quán quân The Voice Kid 2021 Đăng Bách và nhóm nhảy Sao Tuổi thơ biểu diễn trong gala chương trình
Lan tỏa bữa ăn dinh dưỡng
Tại buổi gala, khán giả được lắng nghe những chia sẻ đến từ ban giám khảo cũng như giao lưu với các gia đình thí sinh đạt giải cao nhất của cuộc thi.
PGS.TS.BS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giám khảo cuộc thi cho biết: “Tôi rất ấn tượng về giọng kể non nớt, đáng yêu, ngây thơ của các con; hình ảnh cầm dao thớt vẫn còn hơi vụng về của các con; đặc biệt là những nụ cười rạng rỡ của cha mẹ và các con khi vào bếp nấu bữa cơm gia đình. Thành công nhất của cuộc thi không chỉ là các món ăn ngon, đẹp mắt; mà còn là sự lan tỏa yêu thương, sự đồng hành trong bữa ăn lành mạnh của gia đình”.
Tọa đàm với các chuyên gia về dinh dưỡng học đường cho học sinh tiểu học
Bên cạnh đó, các khách mời cũng có những chia sẻ thú vị về dinh dưỡng cho trẻ. BS. Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giám khảo cuộc thi nhấn mạnh: “Mỗi bữa ăn phải bảo đảm đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất bột đường, chất đạm, chất béo, và nhóm các vitamin/khoáng chất. Về số lượng các bữa ăn, trẻ cần ăn tối thiểu 4 bữa mỗi ngày, trong đó có 3 bữa chính và thêm 1 - 2 bữa phụ tùy theo thể trạng của trẻ. Trong đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp khoảng 30% năng lượng cho cả ngày”.
Buổi gala còn sôi động với sự xuất hiện của ca sĩ nhí Đăng Bách - quán quân The Voice Kid 2021 cùng nhóm nhảy Sao tuổi thơ với các ca khúc như: “Chiếc bụng đói”, “Việt Nam những chuyến đi”, “Bắc kim thang”…
Trao giải cho 2 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi
Các giải thưởng của cuộc thi “Em cùng mẹ vào bếp”
- 3 giải Tập thể
Trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội
Trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội
Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội
- 1 giải Yêu thích: Thí sinh Tạ Vũ Minh Tuệ - trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội
- 5 giải Khuyến khích:
Thí sinh Nguyễn Phúc Thành - trường Tiểu học Lê Văn Tám, Hà Nội
Thí sinh Hồ Quỳnh Trang - trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội
Thí sinh Trương Cát Bảo Nhi - trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, Đắk Nông
Thí sinh Lê Bảo Trang - trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội
Thí sinh Phạm Tường An - trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội
- 1 Giải Ba: Thí sinh Nguyễn Trúc Quỳnh - trường Tiểu học Đuốc Sống, TP.HCM
- 2 Giải Nhất:
Thí sinh Lê Minh Vũ - trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội
Thí sinh Nguyễn Hoàng Lâm - trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội
Ngọc Minh
" alt="2 đầu bếp nhí giành giải Nhất ‘Em cùng mẹ vào bếp’" />2 đầu bếp nhí giành giải Nhất ‘Em cùng mẹ vào bếp’
Trường bảo, anh coi bệnh nhân như người thân của mình.
Trường bảo, từng là một bệnh nhân, anh thấu hiểu được những khó chịu, lo lắng của người bệnh hơn ai hết. Anh cũng chứng kiến cường độ làm việc của các nhân viên y tế mỗi ngày, biết ơn sự hi sinh của họ. Đó là lý do Trường tình nguyện ở lại chăm sóc cho các F0 sau khi mình đã khỏi bệnh. Trường chỉ xót xa vì chưa kịp báo hiếu cho mẹ một lần. Thời khắc mẹ đau bệnh, một mình chống chọi với căn bệnh đáng sợ, anh cũng không được ở bên, chăm sóc. Tuy vậy, Trường đã biến những đau thương ấy thành động lực để giành giật sự sống cho các bệnh nhân khác.
‘Người hùng’ của người nghèo Sài Gòn
Phạm Tùng Lâm (hay còn gọi là Lâm "ống húc") được cộng đồng biết đến với hình ảnh một chàng trai bụi bặm có tấm lòng nhân ái.
Dép lào, quần soọc, tóc búi, đi xe cub là những đặc điểm nhận dạng không lẫn vào đâu được của Lâm “ống húc” (Phạm Tùng Lâm), 30 tuổi – chàng trai có tấm lòng nhân ái với người nghèo.
Trong thời điểm Sài Gòn gồng mình chống dịch, Lâm đã cùng với những người bạn của mình rong ruổi chiếc xe máy đi phát từng chiếc bánh mỳ, từng suất cơm bụi, chai nước suối cho người lao động nghèo trên đường phố. Mỗi ngày, Lâm trao tặng tới hàng trăm phần quà, chi phí từ cả tiền túi của anh lẫn được các nhà hảo tâm tài trợ.
Lâm 'ống húc' dù chưa giàu nhưng vẫn hết lòng sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh.
Tình yêu thương của Lâm dành cho người nghèo xuất phát từ chính cuộc đời anh. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, nằm giữa xóm lao động, từ nhỏ Lâm đã được đùm bọc bởi chính những người cùng cảnh ngộ. Những chiếc bánh mỳ bẻ đôi, những suất cơm chia nửa là hình ảnh anh nhớ mãi không bao giờ quên. Biết ơn sự sẻ chia đó, Lâm lớn lên với tâm niệm “phải cho đi để trả ơn cuộc đời”.
Là chủ một xưởng thiết kế đồ gỗ nhỏ, Covid-19 cũng khiến công việc làm ăn của anh khó khan như bao người khác. Nhưng không vì thế mà anh dừng lại công việc thiện nguyện mình đã làm bấy lâu nay. Ngược lại, anh cho rằng chính lúc này, những người lao động nghèo mới cần sự sẻ chia của cộng đồng hơn bao giờ hết.
Lái xe dọc đất nước vận chuyển người bệnh
Hai bố con Minh Trí tình nguyện chở người bệnh khắp các tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc.
Cùng với cha là Đặng Tri Thông, Đặng Minh Trí (24 tuổi, quê Quảng Bình) đã lái xe cứu thương dọc đất nước, vận chuyển người bệnh đến bệnh viện điều trị.
Cuối tháng 5/2021, Trí quyết định vượt hơn 500km từ Đồng Hới (Quảng Bình) ra Bắc Giang, chung tay chống dịch vào thời điểm địa phương này khó khăn nhất.
Sau Bắc Giang, Trí lại tiếp tục lái xe sang Bắc Ninh hỗ trợ các đơn vị chống dịch. Tiếp đó, anh lại lên đường vào Nam, hỗ trợ vận chuyển bệnh nhân và truy vết F0 tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Bình.
Trong quá trình vận chuyển bệnh nhân, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, Trí còn kêu gọi, vận động mọi người hỗ trợ lương thực cùng các vật dụng thiết yếu cho các trường hợp này. Anh và bố lại cùng nhau tranh thủ giờ nghỉ ngơi đến từng ngõ ngách trao tặng cho người dân.
Ghi nhận những đóng góp của chàng trai 24 tuổi, Trung ương Đoàn đã vinh danh Đặng Minh Trí là 1 trong 10 cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
Cô gái tặng xe máy cho người nghèo
Nguyễn Tường Vi chi 100 triệu đồng tặng 5 chiếc xe máy cho người nghèo. Ảnh: Vương Trần
Đầu tháng 11/2021, Nguyễn Tường Vi (29 tuổi) – một chủ doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm ở quận Hải Châu, Đà Nẵng đã quyết định dùng số tiền 100 triệu đồng mua tặng 5 chiếc xe máy cho 5 hoàn cảnh khó khăn.
Vi chia sẻ, khoản tiền 100 triệu đồng này là món quà mẹ cô tặng nhân dịp sinh nhật. Nhưng năm nay, cô nghĩ rằng nó sẽ ý nghĩa hơn nếu được sử dụng để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong bối cảnh đại dịch.
Nghĩ là làm, Vi đã tự mình đi tìm hiểu hoàn cảnh của một số người lao động ở Đà Nẵng để trao tặng món quà vào đúng ngày sinh nhật mình.
Được biết, trước đó, Vi cũng từng có nhiều hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa như: tài trợ chính cho 10 chuyến xe đưa người lao động từ miền Nam về quê, tặng chiếc lò nướng bánh chuyên nghiệp cho một thợ làm bánh khuyết tật.
Cô tâm sự muốn sau này có điều kiện “cho đi” nhiều hơn nữa, tuy nhiên để làm được điều đó, cô sẽ nỗ lực làm việc chăm chỉ, “chứ không thể lấy tiền của gia đình để làm từ thiện mãi”.
Cô gái lai 19 tuổi lao vào điểm 'nóng'
Shikita chia sẻ rằng, việc giúp đỡ cộng đồng khiến cô trưởng thành hơn, biết sống có trách nhiệm với bản thân hơn.
Võ Kim Shokita, 19 tuổi là một trong số hàng nghìn tình nguyện trẻ đã tham gia công tác chống dịch trên cả nước trong năm vừa qua.
Là cô gái lai Việt – Thái, sinh ra và lớn lên ở TP.HCM trong một gia đình có thể coi là có điều kiện kinh tế, song Shokita không nề hà gian khổ, hiểm nguy. Suốt mấy tháng trời, cô xông pha vào những điểm “nóng” ở TP.HCM, thường xuyên tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Công việc trực chốt, lấy mẫu xét nghiệm, phát quà hỗ trợ của cô kéo dài từ buổi sáng cho tới nửa đêm. Mỗi ngày trở về nhà là một ngày cơ thể mệt nhoài nhưng sáng hôm sau, với sức trẻ và nhiệt huyết của một cô gái 19 tuổi, Shokita lại tiếp tục lên đường.
Trong suốt quãng thời gian làm tình nguyện viên, Shokita có nhiều trải nghiệm: xúc động, thương yêu, và cả tủi thân, bật khóc. Nhưng sau tất cả, cô không hối hận về những gì mình đã làm. Những trải nghiệm đã qua đều mang lại cho cô những bài học, sự trưởng thành và tinh thần sẻ chia trong hoạn nạn. Shokita cũng từ đó mà biết sống có trách nhiệm hơn với bản thân và tích cực hơn trước cuộc đời.
Nguyễn Thảo
4 cặp đôi 'nên duyên' nhờ cùng đi tình nguyện chống dịch
Trong khoảng thời gian tình nguyện tham gia công cuộc phòng, chống Covid-19, có những bạn trẻ không chỉ góp sức đẩy lùi dịch bệnh, mà còn tìm được tình yêu của mình.
" alt="Những 9X 'dâng hiến' sức trẻ khi Tổ quốc cần" />
...[详细]